TOP 7 cách tự nhiên giúp khắc phục hơi thở có mùi

top 7 cach tu nhien giup khac phuc hoi tho co mui

Baking soda và nước

Baking soda là sản phẩm gia dụng phổ biến, còn gọi là muối nở, thường có trong nhiều loại kem đánh răng để giảm mùi hơi thở. Baking soda cũng được bán tại các siêu thị để làm bánh, được chứng minh là an toàn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Do đó, bạn cũng có thể trộn baking soda với nước để làm nước súc miệng.

Cách pha chế gồm pha cốc nước ấm với 2 thìa baking soda, khuấy đều rồi đưa vào họng súc trong 30 giây rồi nhổ ra. Có thể sử dụng nhiều lần nếu cần.

Muối pha nước ấm

Hỗn hợp nước ấm pha muối cũng thường sử dụng làm nước súc miệng không cồn tại nhà, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi và chất nhầy phía sau cổ họng. Để pha hỗn hợp, hãy lấy một cốc nước ấm với nửa thìa muối để pha đều, sau đó dùng dung dịch để súc họng trong 30 giây, có thể súc miệng nhiều lần nếu cần thiết.

Nước chanh

Chanh cũng có tính axit, kháng khuẩn và ngừa vi khuẩn gây hôi miệng. Vị chanh rất dễ chịu khi trộn với nước, đôi khi được sử dụng để sơ chế đồ ăn có mùi tanh hoặc vệ sinh nhà bếp. Cách pha chế nước súc miệng chanh là trộn một thìa nước cốt chanh với một cốc nước ấm để trung hòa tính axit của chanh, sử dụng hàng ngày.

top 7 cach tu nhien giup khac phuc hoi tho co mui
Nước cốt chanh tươi có tác dụng ngừa vi khuẩn gây hôi miệng. Ảnh: Freepik

Giấm táo và nước

Giấm táo có tác dụng kháng khuẩn và còn là một loại nước súc miệng khi được pha chế tốt. Giấm táo có vị cay nồng, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây mùi, cân bằng độ pH trong miệng.

Bạn nên uống một muỗng canh giấm táo pha loãng với nước trước bữa ăn để ngăn ngừa hơi thở ngay trước bữa ăn. Bên cạnh đó, tính axit của giấm giúp bạn tiêu hóa thức ăn và ngăn đầy bụng. Những người có bệnh đường tiêu hóa nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đinh hương và quế

Đinh hương là dược liệu quý, thường gặp trong các bài thuốc nam tỳ vị, bổ thận trợ dương, giảm đau. Loại thảo mộc này còn thường được dùng chữa hôi miệng, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, kích thích tiêu hóa.

Tương tự giấm táo, đinh hương có đặc tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gây mùi dẫn đến hôi miệng. Bạn có thể sử dụng đinh hương để trị hôi miệng theo hai cách: nhai nụ đinh hương hoặc pha trà để súc miệng. Cách pha trà đinh hương gồm đun nước sôi, sau đó thêm một thìa cà phê đinh hương xay, để nhỏ lửa trong 5 phút rồi sử dụng để súc miệng.

Còn quế có tinh dầu cinnamic aldehyde, có thể giảm 50% số vi khuẩn trong miệng, tạo ra hương vị thơm mát cho nướu khi sử dụng kèm bạc hà.

Rau củ giòn

Nhai một cọng cần tây, một quả táo đỏ hoặc cà rốt cũng có tác dụng giảm bớt hơi thở có mùi. Các loại rau củ cứng, giòn có tác dụng tương tự bàn chải đánh răng tạm thời, giúp loại bỏ mảng bám và các mẩu thức ăn còn sót đang gây hôi miệng, hơi thở có mùi.

Chăm sóc răng miệng là một phần quan trọng trong những thói quen vệ sinh tốt. Ngoài việc dùng các thực phẩm tự nhiên để làm sạch miệng, mọi người nên đánh răng hàng ngày, dùng chỉ nha khoa. Bạn không nên súc miệng bằng nước sau khi đánh răng, nên áp dụng các biện pháp nói trên 15 phút mỗi ngày để có hiệu quả.

Xem thêm các sản phẩm chăm sóc răng miệng:

Chi Lê (Theo Cnet) – Vnexpress

error: Content is protected !!