Tại sao người bệnh gout nên kiêng bia, rượu?

tai sao nguoi benh gout nen kieng bia ruou

Bệnh gout là một loại viêm khớp xảy ra tình trạng axit uric máu tăng cao, kết tinh và tích tụ trong các khớp. Điều này gây ra phản ứng viêm dẫn đến đau khớp, sưng tấy và hạn chế khả năng vận động. Cơ thể tạo ra axit uric khi giải phóng purin từ thực phẩm và đồ uống. Do đó, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, đồ uống giàu purin cũng được coi là nguyên nhân dẫn tới gout, trong đó phải kể tới bia, rượu, đồ uống có cồn nói chung.

Tuy mỗi loại có chứa hàm lượng purin khác nhau nhưng bia, rượu nói chung rất giàu purin, vì vậy những đồ uống này có thể làm trầm trọng thêm bệnh gout. Kết quả nghiên cứu thực hiện năm 2019 để đo hàm lượng purin trong các loại thực phẩm, đồ uống có cồn đăng trên trang Thư viện Khoa học Sciencedirect chỉ ra, mức purin cao nhất là ở bia và một số sản phẩm từ động vật khác.

Một đánh giá chung vào năm 2021 đăng trên tạp chí chuyên ngành Taylor & Francis cho thấy, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh gout với việc tiêu thụ đồ uống có cồn, chẳng hạn như bia và rượu mạnh. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo, những người mắc bệnh gout hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh nên hạn chế uống rượu để ngăn ngừa các đợt bùng phát gout.

tai sao nguoi benh gout nen kieng bia ruou
Bia, rượu có nguy cơ làm bùng phát bệnh gout nếu tiêu thụ quá nhiều. Ảnh: Freepik

Viện Y tế Quốc gia Mỹ năm 2014 đã thực hiện điều tra về nguy cơ bùng phát bệnh gout theo lượng rượu mà một người tiêu thụ. Kết quả cho thấy, những người tiêu thụ từ 1-2 loại đồ uống có cồn mỗi ngày có nguy cơ bùng phát bệnh gout trong vòng 24 giờ sau uống cao hơn nhiều so với người không uống.

Viện Quốc gia về Lạm dụng và Nghiện rượu, Mỹ, đưa ra hướng dẫn chung về liều lượng đồ uống có cồn phù hợp cho người lớn như sau: nam giới nên uống từ 1-2 ly mỗi ngày, trong khi ở nữ giới chỉ uống tối đa 1 ly.

Tuy nhiên, người đang mắc bệnh gout nên tránh dung nạp đồ uống có cồn cho đến khi tình trạng bệnh được kiểm soát hoàn toàn bằng thuốc vì rượu, bia cũng được khuyến cáo có liên quan đến việc tăng nguy cơ tái phát bệnh gout.

Cách phòng bệnh gout do uống rượu bia

Gout là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, do đó, phòng tránh bệnh bằng cách điều chỉnh lối sống, đặc biệt là dừng uống rượu bia có thể mang lại hiệu quả.

Tránh tất cả các loại đồ uống có cồn: Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc gout là nói không với đồ uống có cồn. Mỗi loại đồ uống có cồn đều tiềm ẩn những nguy cơ nhất định, do đó, nếu lo ngại về khả năng mắc gout của mình, nên hạn chế sử dụng.

Thay đổi thói quen uống: Hầu hết các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên cắt giảm lượng bia rượu hàng ngày, điều này đặc biệt có ích với những người có chứng nghiện rượu bia. Nếu cảm thấy không thể bỏ ngay lập tức, hãy giảm dần lượng tiêu thụ xuống đến khi có thể dừng hẳn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ: Nhiều người không thể bỏ chứng nghiện rượu bia có thể tìm đến các trung tâm hoặc liệu pháp cai nghiện rượu. Bất cứ bệnh nhân gout nào gặp khó khăn trong việc từ bỏ rượu bia, hãy chia sẻ với bác sĩ điều trị để được tư vấn và hướng dẫn thêm.

Bên cạnh việc tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn như bia, rượu, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây bùng phát bệnh gout bao gồm: có tiền sử gia đình mắc bệnh, là nam giới, bị béo phì, tiêu thụ đồ uống có hàm lượng đường cao, ăn nhiều thực phẩm giàu purine như: thịt đỏ, thịt nội tạng, hải sản, sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc nước, tiền sử mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường, chức năng thận kém, suy tim…

Mời bạn xem thêm các sản phẩm hữu ích:

Bảo Bảo (Theo Medical News Today, Steps to Recovery) – Vnexpress

error: Content is protected !!