Yến mạch: Công dụng, liều lượng và những lưu ý khi dùng

Yến mạch là gì?

Mời bạn tham khảo: Yến mạch nguyên chất Quaker Oats Old Fashioned

Yến mạch là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Yến mạch gồm có hạt yến mạch (thường được sử dụng làm thực phẩm), lá và thân (rơm yến mạch) và cám (lớp vỏ ngoài của hạt yến mạch). Lá, thân và cám yến mạch thường được sử dụng làm thuốc.

Cám yến mạch và yến mạch nguyên chất được sử dụng cho những người có huyết áp caocholesterol cao, bệnh nhân đái tháo đường, hay các bệnh nhân có về đề tiêu hoá chẳng hạn như: hội chứng ruột kích thích, bệnh chi nang ruột non, bệnh viêm ruột, tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh như: bệnh timsỏi mật, ung thư kết tràng (ung thư đại tràng) và ung thư dạ dày.

Yến mạch được sử dụng phổ biến nhất giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Cơ chế hoạt động của nó có thể được hiểu như sau: Yến mạch có thể giúp giảm cholesterol và lượng đường trong máu đồng thời kiểm soát được cảm giác thèm ăn bằng cách gây ra cảm giác no cho người bệnh. Cám yến mạch sẽ tác động và ngăn chặn sự hấp thụ từ ruột các chất có nguy cơ gây bệnh tim, cholesterol cao và bệnh đái tháo đường. Thêm vào đó, yến mạch còn có tác dụng làm giảm sưng trên da khi thoa yến mạch lên vùng da đó.

Yến mạch: Công dụng, liều lượng và những lưu ý. Ảnh internet.

Những công dụng nổi bật của yến mạch là gì?

Những công dụng nổi bật của yến mạch là gì? Ảnh internet

Yến mạch có hiệu quả với bệnh tim và giảm cholesterol

  • Bệnh tim: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu chất xơ có thể sử dụng như một phần của chế độ ăn ít béo và cholesterol để giúp ngăn ngừa bệnh tim. Trên thực tế, cám yến mạch chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Các sản phẩm yến mạch nguyên hạt có thể cung cấp 750mg chất xơ hoà tan. Những thực phẩm chứa yến mạch nguyên hạt có thể được dán nhãn với xác nhận về sức khỏe giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi được đưa vào chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol.
  • Giảm Cholesterol: Ăn yến mạch, cám yến mạch và các chất xơ hoà tan khác có thể làm giảm ở mức độ vừa phải lượng cholesterol toàn phần và lipoprotein mật độ thấp (LDL) khi tiêu thụ như một phần chế độ ăn ít chất béo bão hoà. Đối với mỗi gam chất xơ hòa tan (beta glucan) ăn vào thì tổng lượng cholesterol giảm đi khoảng 1.42mg/dL và LDL giảm khoảng 1.23mg/dL. Khi ăn 3-10 gam chất xơ hoà tan có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần khoảng 4-14mg/dL. Tuy nhiên, số lượng chất xơ hoà tan tăng cao và tăng hơn 10 gam mỗi ngày dường như không làm tăng hiệu quả của nó.

Ăn ba bát yến mạch (tương đương với 28 gam yến mạch trong khẩu phần ăn) mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần khoảng 5mg/dL. Các sản phẩm yến mạch ăn liền như bánh xốp yến mạch, bột yến mạch cám yến mạch… có thể khác nhau về tác dụng làm giảm cholesterol, bởi nó phụ thuộc vào tổn hàm lượng chất xơ của từng sản phẩm. Các sản phẩm yến mạch nguyên hạt có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với các loại thực phẩm chứa cám yến mạch và các chất xơ hòa tan beta glucan trong việc làm giảm cholesterol toàn phần và LDL. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng nên uống khoảng 3 gam chất xơ hoà tan hàng ngày để giảm hàm lượng cholesterol máu. Tuy nhiên, khuyến nghị này không phù hợp với các kết quả nghiên cứu. Theo các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát, thì cần ít nhất 3.6 gam chất xơ hoà tan hàng ngày mới có ý nghĩa để giảm cholesterol máu.

Yến mạch có thể có hiệu quả với bệnh đái tháo đường và ung thư dạ dày

  • Bệnh đái tháo đường: Ăn yến mạch và cám yến mạch trong 6 tuần có thể sẽ giảm lượng đường trong máu trước bữa ăn, lượng đường trong máy 24 giờ và nồng độ insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Ăn 50-100 gam yến mạch thay vì sử dụng carbohydrate khác làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn ở một số người. Trong thời gian dài mà ăn 100gr yến mạch thay thế cho các loại carbohydrate khác sẽ có tác dụng hiệu quả lâu dài cho đường huyết. Hơn nữa, một số bằng chứng cho thấy tiêu thụ 50 gam cám yến mạch mỗi ngày (có chứa khoảng 25 gam chất xơ hoà tan) có thể mang lại hiệu quả cao hơn chế độ ăn chất xơ vừa phải theo tiêu chuẩn (khoảng 24 gam) do hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị.
  • Ung thư dạ dày: Những người ăn yến mạch và cám yến mạch dường như có nguy cơ ung thư dạ dày thấp hơn so với những người không ăn.

Yến mạch có thể không có hiệu quả với bệnh ung thư kết tràng, huyết áp cao

  • Ung thư kết tràng: Những người sử dụng cám yến mạch và yến mạch nguyên chất dường như không giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư kết tràng. Ngoài ra, ăn chất xơ của cám yến mạch cũng không có liên quan đến nguy cơ tái phát khối u kết tràng.
  • Huyết áp cao: Ăn yến mạch như bột yến mạch hoặc ngũ cốc yến mạch không làm giảm huyết áp ở những nam giới có huyết áp cao.

 

Chưa có bằng chứng rõ ràng cho tác dụng của yến mạch với một số tình trạng khác

  • Chức năng trí não: Nghiên cứu ban đầu cho thấy sử dụng chiết xuất yến mạch xanh (Neuravena) có thể cải thiện tốc độ thực hiện chức năng trí não ở người trưởng thành khỏe mạnh.
  • Da khô: Sử dụng kem dưỡng da có chứa chiết xuất từ yến mạch dường như cải thiện làn da khô.
  • Ngăn ngừa hội chứng phân bố lại chất béo trong những người mắc bệnh HIV: Ăn chế độ ăn giàu chất xơ bao gồm: yến mạch, với đủ thành phần chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng và protein có thể ngăn ngừa sự tích tụ chất béo ở người mắc bệnh HIV. Khi tăng 1 gam chất xơ trong toàn bộ chế độ ăn có thể làm giảm 7% nguy cơ tích tụ chất béo
  • Viêm loét đại tràng: Nghiên cứu ban đầu cho thấy sử dụng sản phẩm yến mạch có thể làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát viêm loét đại tràng.
  • Ngứa da ở những người mắc bệnh thận: Một số nghiên cứu ban đầu cho rằng, xoa kem dưỡng da có chứa thành phần là yến mạch làm giảm ngứa da ở những người mắc bệnh thận. Kem dưỡng da dường như có tác dụng như thuốc kháng histamin hydroxyzine 10mg.

Ngoài ra, yến mạch cũng có tác dụng với một số tình trạng khác. Tuy nhiên, những tác dụng này hiện nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Chẳng hạn như: sự lo âu hay bồn chồn, bàng quang yếu, hội chứng ruột kích thích, ngăn chặn chất béo được hấp thụ từ ruột, táo bón, bệnh gout, bệnh viêm ruột, rối loạn khớp và gân, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh ngoài da, ….

Ảnh internet

Một số tác dụng phụ và cảnh báo cần lưu ý

Cám yến mạch hay yến mạch nguyên hạt là dường như an toàn cho mọi người khi sử dụng dưới dạng thực phẩm đã được chế biến. Bởi yến mạch nguyên chất có thể gây ra khí đường ruột và đầy hơi. Để giảm thiểu các tác dụng phụ hãy bắt đầu sử dụng với liều lượng thấp và tăng từ từ đến lượng mong muốn. Khi cơ thể quen dần với yến mạch thì các tác dụng phụ này có thể sẽ biến mất.

Dung dịch có chứa chiết xuất yến mạch có thể an toàn để sử dụng trên da. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm có chứa yến mạch lên da có thể khiến một số người bị nổi mụn.

Một số cảnh báo khi sử dụng yến mạch:

  • Phụ nữ có thai và bà mẹ nuôi con bú có thể sử dụng cám yến mạch hoặc yến mạch nguyên chất. Tuy nhiên, những đối tượng này nên sử dụng yến mạch ở dạng thực phẩm đã được chế biến.
  • Nếu gặp các vấn đề như khó nuốt hay nhai thức ăn thì nên tránh ăn yến mạch. Vì sử dụng yến mạch mà không được nhai kỹ có thể gây nguy cơ tắc nghẽn ruột.
  • Rối loạn tiêu hoá nên tránh ăn các sản phẩm yến mạch. Bởi vì các vấn đề về tiêu hoá có thể kéo dài thời cần thiết để thức ăn được tiêu hoá, như vậy có thể sẽ có nguy cơ yến mạch chặn đường ruột.

Liều lượng sử dụng

Các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra liều lượng sử dụng bằng đường miệng như sau:

Đối với trường hợp có cholesterol cao: sử dụng 56-150 gam sản phẩm yến mạch nguyên chất như: cám yến mạch hoặc bột yến mạch, trong đó có chứa 3.6-10 gam betaglucan (chất xơ hoà tan) hàng ngày như chế độ ăn ít chất béo.

Để giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2: sử dụng sản phẩm giày chất xơ như yến mạch nguyên chất có chứa 25 gam chất xơ hòa tan sử dụng hàng ngày, 38 gam cám yến mạch hoặc 75 gam bột yến mạch khô có chứa khoảng 3 gam betaglucan.

Nguồn tham khảo: webmd.com, Vinmec

 

error: Content is protected !!