TOP 8 loại trà thảo mộc giúp giảm đầy hơi, chướng bụng hiệu quả

tra chanh gung

Nhiều yếu tố có thể gây ra chứng đầy hơi bao gồm không dung nạp thức ăn, tích tụ khí trong ruột, vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, loét, táo bón và nhiễm ký sinh trùng. Các biện pháp tự nhiên bao gồm cả trà thảo mộc từ lâu đã được sử dụng để giảm làm dịu tình trạng khó chịu này. Dưới đây là 8 loại trà thảo mộc thường được sử dụng.

Bạc hà

Bạc hà có hương vị mát mẻ, sảng khoái, làm dịu các vấn đề tiêu hóa. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, hợp chất thực vật flavonoid được tìm thấy trong bạc hà có thể ức chế hoạt động của tế bào mast. Đây là những tế bào của hệ thống miễn dịch có nhiều trong ruột và đôi khi góp phần gây đầy hơi. Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra bạc hà làm thư giãn ruột, làm giảm co thắt ruột cũng như đầy hơi.

Bạn có thể mua trà bạc hà dạng gói pha sẵn hoặc tự pha lá bạc hà khô để uống mỗi khi thấy đầy hơi, chướng bụng. Để pha trà, bạn có thể dùng một thìa (1,5 gram) lá bạc hà khô, một túi trà hoặc 3 thìa (17 gram) lá bạc hà tươi vào một cốc (240 ml) nước đun sôi và để nguội trong 10 phút.

Gừng

Trà của cây gừng đã được sử dụng trong các bệnh liên quan đến dạ dày từ thời cổ đại. Các nghiên cứu trên người cho thấy, uống 1-1,5 gram viên nang gừng mỗi ngày chia làm nhiều lần có thể giảm buồn nôn. Gừng có thể đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, giảm khó chịu cho hệ tiêu hóa và co thắt ruột, đầy hơi.

Để pha trà, bạn sử dụng một muỗng canh (6 gram) gừng tươi, cắt lát cho mỗi cốc nước (240 ml) và đun sôi trong 10 phút, sau đó lọc lấy nước. Trà gừng có vị cay nồng, bạn có thể pha với mật ong và chanh.

tra chanh gung
Trà gừng giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Ảnh: Freepik

Thì là

Hạt của cây thì là được dùng để pha trà và có mùi vị tương tự như cam thảo. Cây thì là thường được sử dụng cho các chứng rối loạn tiêu hóa, bao gồm đau bụng, đầy hơi, đầy hơi và táo bón. Táo bón là một trong những yếu tố góp phần làm đầy hơi trong một số trường hợp. Do đó, làm dịu ruột cũng có thể giải quyết chứng đầy hơi.

Nếu không muốn sử dụng trà thì là thì bạn có thể mua hạt thì là và nghiền nhỏ để làm trà. Bạn đong 1-2 thìa cà phê (2-5 gram) hạt cho mỗi cốc (240 ml) nước đun sôi và để nguội trong 10-15 phút.

Hoa cúc

Trong y học cổ truyền, hoa cúc được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và loét. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy hoa cúc có thể ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori, là nguyên nhân gây ra loét dạ dày và liên quan đến đầy hơi.

Hoa cúc La Mã cũng là một trong những loại thảo mộc bổ sung chất lỏng Iberogast, đã được chứng minh là giúp giảm đau bụng và loét. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người về trà hoa cúc là cần thiết để xác nhận lợi ích tiêu hóa của nó.

Những bông hoa cúc có chứa các thành phần có lợi nhất, bao gồm cả flavonoid. Kiểm tra trà khô để đảm bảo trà được làm từ đầu hoa chứ không phải lá và thân. Để pha trà có vị ngọt nhẹ dễ chịu này, hãy đổ 1 cốc (240 ml) nước đun sôi vào 1 thìa canh (2–3 gram) hoa cúc khô (hoặc 1 túi trà) và ngâm trong 10 phút.

Tía tô đất

Trà tía tô đất có hương vị của chanh, bạc hà vì loại cây này thuộc họ bạc hà. Theo Cơ quan Dược phẩm Châu Âu, trà tía tô đất có thể làm giảm các vấn đề tiêu hóa nhẹ bao gồm đầy hơi. Bạn có thể ngâm một thìa (3 gram) lá tía tô khô hoặc một túi trà vào một cốc (240 ml) nước đun sôi trong 10 phút.

Ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng được sử dụng trong một số bài thuốc tiêu hóa. Các nghiên cứu trên người cho thấy viên nang ngải cứu khô có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm chứng khó tiêu, khó chịu ở bụng. Loại thảo mộc này thúc đẩy giải phóng dịch tiêu hóa, cho đường ruột khỏe mạnh hơn và giảm đầy hơi. Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy, ngải cứu có thể tiêu diệt ký sinh trùng – một trong những nguyên nhân gây đầy hơi.

Để pha trà, bạn sử dụng một thìa cà phê (1,5 gram) thảo mộc khô cho mỗi cốc (240 ml) nước đun sôi, ngâm trong 5 phút. Không nên sử dụng ngải cứu trong thời kỳ mang thai vì nó có chứa thujone – hợp chất có thể gây ra các cơn co thắt tử cung.

Rễ cây khổ sâm

Rễ cây khổ sâm đã được sử dụng trong các sản phẩm thuốc và trà thảo mộc để hỗ trợ đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. Cây khổ sâm chứa các hợp chất thực vật có vị đắng bao gồm iridoid và flavonoid kích thích tiết dịch tiêu hóa và mật để phân hủy thức ăn, có thể làm giảm đầy hơi. Tuy nhiên, loại trà này không nên dùng nếu bạn bị loét dạ dày vì nó có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày.

Để pha trà, bạn sử dụng 1/4-1/2 thìa cà phê (1-2 gram) rễ cây khổ sâm khô cho mỗi cốc (240 ml) nước đun sôi, ngâm trong 10 phút.

Rễ bạch chỉ

Loại trà này được làm từ rễ của cây bạch chỉ, thuộc họ cần tây. Loại thảo mộc này có vị đắng nhưng sẽ ngon hơn khi ngâm với trà tía tô đất. Chiết xuất từ rễ cây bạch chỉ được sử dụng trong các sản phẩm tiêu hóa. Vị đắng của thảo mộc này có thể kích thích dịch tiêu hóa để thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh.

Phụ nữ không nên sử dụng rễ cây bạch chỉ trong thời kỳ mang thai. Chị em nên phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo mộc nào trong khi mang thai hoặc khi đang cho con bú. Cho một thìa cà phê (2,5 gram) rễ khô cho mỗi cốc (240 ml) nước đun sôi và ngâm trong 5 phút.

Kim Uyên
(Theo Healthline) – Vnexpress

error: Content is protected !!