TOP những vi chất có lợi cho người tiểu đường

Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), các vi chất dinh dưỡng bổ sung vitamin và khoáng chất có lợi cho những người bệnh tiểu đường, góp phần hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu, giúp kiểm soát triệu chứng.

Kẽm: Có lợi cho cả người bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Kẽm hỗ trợ cải thiện kiểm soát đường huyết, thúc đẩy chất béo trung tính và cholesterol tốt. Bổ sung kẽm liều thấp dưới 25 mg có tác động tích cực đến đường huyết lúc đói, chất béo trung tính, cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL. Trước khi bổ sung, người bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Mọi người cũng có thể bổ sung kẽm cho cơ thể qua các thực phẩm như: thịt gà, hải sản, sữa, hạt, đậu phụ và ngũ cốc nguyên hạt.

Crom: Đây là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo, đồng thời giúp các tế bào trong cơ thể phản ứng đúng với insulin. Những người dùng thực phẩm bổ sung chứa crom có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thực phẩm giàu crom có lợi cho sức khỏe bao gồm: ngũ cốc nguyên cám, các loại bánh làm từ lúa mì, phô mai, nước cam, cải xoăn…

Các loại bánh làm từ lúa mì giàu crom. Ảnh: Freepik

Magie: Người mắc tiểu đường thường đi kèm với sự thay đổi tình trạng magie trong cơ thể. Sự thiếu hụt vi chất này khiến việc kiểm soát đường huyết kém, bệnh dai dẳng và dễ xảy ra các biến chứng mạch máu mạn tính. Magie là một khoáng chất cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hóa khác nhau. Magie có thể giúp tăng độ nhạy insulin, chống lại tình trạng kháng insulin, hỗ chỉnh điều chỉnh lượng đường trong máu, chức năng miễn dịch. Magie có thể bổ sung ở dạng vi chất hoặc thông qua các thực phẩm như rau lá xanh, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Vitamin B12: Người bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh ở bàn tay và bàn chân có thể thấy các triệu chứng nặng hơn nếu thiếu vitamin B12. Để bổ sung loại vi chất này, bạn có thể ăn các thực phẩm như cá, sữa, trứng, các sản phẩm từ thịt.

Vitamin D: Bổ sung vitamin D đầy đủ góp phần giảm đề kháng insulin, ổn định lượng đường trong máu. Thiếu hụt vitamin D ở người bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc biến chứng, khả năng tử vong cao hơn.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện thiếu vitamin D. Nếu được chẩn đoán thiếu vitamin D, bác sĩ sẽ hướng dẫn mức bổ sung hợp lý, tránh tự ý bổ sung gây ngộ độc. Một số thực phẩm chứa vitamin D như lòng đỏ trứng, gan, cá… Phơi nắng vào sáng sớm (trong khoảng 10-30 phút mỗi ngày) giúp tăng lượng vitamin D cho cơ thể.

Lòng đỏ trứng gà có chứa vitamin D. Ảnh: Freepik

Thiamin (vitamin B1): Người bệnh tiểu đường type 1 và type 2 thường có nồng độ thiamin trong máu thấp hơn người khỏe mạnh. Tình trạng này làm tăng nguy cơ giãn mạch máu, nhịp tim nhanh, gây khó khăn trong điều trị. Người bệnh có thể tăng lượng thiamin từ các thực phẩm, bao gồm: thịt bò, thịt lợn, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, súp lơ, cam, trứng, khoai tây, măng tây và cải xoăn.

Vitamin C: Tăng cường hấp thụ vitamin C giúp kiểm soát mức độ sorbitol trong máu, hạn chế các biến chứng như tổn thương thận, bệnh võng mạc. Vitamin C cũng có thể làm tăng độ nhạy insulin và giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện mức HbA1c (xét nghiệm cho biết lượng đường trong máu trong 3 tháng). Loại vitamin này có nhiều loại trái cây và rau quả như kiwi, ớt chuông, cà chua, ổi, cà chua, khoai lang, dâu tây, rau bina.

Xem thêm các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường:

Anh Chi (Theo Very Well Health, Everyday Health) – Vnexpress

error: Content is protected !!