Đôi nét về mụn đầu đen
Giống như mụn trứng cá, mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt, hình thành từ các lỗ nang lông da bị tắc nghẽn do tế bào chết, vi khuẩn và bụi, khiến lượng dầu sinh ra không thể thoát ra khỏi bề mặt da.
Điểm khác biệt của mụn này là đầu mụn bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí và dần chuyển thành màu đen đặc trưng. Mụn đầu đen thường xuất hiện ở mũi và má, đôi khi xuất hiện cả ở trên lưng, ngực, cổ, cánh tay hoặc vai.
Mụn đầu đen gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ, nhất là ở nhóm dậy thì với các dấu hiệu nhận biết như nhỏ, hơi nhô trên bề mặt da và có màu tối. Bên cạnh đó, mụn thường không gây đau nhức hoặc sưng như mụn bọc (mụn mủ). Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu nặn mụn đầu đen không đúng cách, có thể tiến triển nặng do viêm nhiễm và trở thành mụn bọc hoặc mụn mủ.
Ví dụ như trường hợp một phụ nữ trẻ 17 tuổi, Mary Ann Regacho ở tỉnh Nueva Ecija, Philippines mặt bị sưng vù sau khi nặn mụn đầu đen trên mũi. Theo tờ báo Sun của Anh, sau khi sinh con, phát hiện trên mũi có một mụn đầu đen, Regacho đã ý tự dùng tay để nặn. Vì đang còn trẻ lại mới sinh con nên Regacho chỉ nghĩ đơn giản là do nội tiết.
Nhưng chỉ vài ngày sau, vùng da xung quanh mụn bắt đầu nhiễm trùng sưng to và đau. Ngay sau đó, Regacho đã thử dùng thảo dược để giảm bệnh nhưng không thành. Vết sưng càng to và lan sang má, trán và khắp khuôn mặt “giống như một quả bóng đang phình lên”. Do lan đến vùng da quanh mắt nên thị lực bị ảnh hưởng.
“Ban đầu tôi cứ tưởng đó chỉ là mụn đầu đen thông thường nhưng không hiểu sao nó lại sưng nhanh đến vậy, Tôi đã thử mọi cách để chữa trị nhưng không có tác dụng gì”, cô Regacho trải lòng.
Và dưới đây là 7 sai lầm khiến mụn đầu đen không thể loại bỏ:
Sử dụng bàn tay bẩn
Một trong những sai lầm khiến không thể loại bỏ mụn đầu đen đúng cách là dùng đôi bàn tay bẩn khi chăm sóc da mặt. Theo khuyến cáo nên vệ sinh tay thật sạch trước khi loại bỏ mụn đầu đen. Nếu không, vô tình đưa vi khuẩn vào lỗ chân lông, có thể gây viêm (nổi mụn).
Lạm dụng tẩy da chết
Tẩy da chết chắc chắn là một ý kiến hay nếu muốn ngăn chặn lượng bã nhờn dư thừa và tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, làm quá nhiều có thể gây kích ứng da, khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bằng cách kích thích sản xuất bã nhờn nhiều hơn. Nên sử dụng sản phẩm tẩy da nhẹ nhàng và chỉ thực hiện 1-2 lần/1 tuần. Nếu da bị kích ứng, hãy tư vấn và hạn chế tẩy da chết trong một thời gian.
Không chuẩn bị tốt cho việc xử lý mụn đầu đen
Nếu có ý định nặn mụn đầu đen, hãy đảm bảo làn da của bạn được chuẩn bị trước. Thực hiện những việc như rửa tay sạch, làm sạch da mặt, xông hơi để lỗ chân lông mở ra. Có thể cân nhắc thoa một ít kem dưỡng ẩm trước khi bắt đầu. Chọn thời điểm thích hợp để tự xử lý mụn, tối ưu là sau khi tắm.
Sử dụng móng tay
Hãy đối xử nhẹ nhàng với làn da, nếu dùng móng tay có thể làm thủng da và để lại sẹo, không thể loại bỏ mụn đầu đen. Loại bỏ mụn nên được thực hiện bằng ngón tay, với áp lực nhẹ. Chỉ sử dụng công cụ lấy mụn nếu tự tin về thao tác kĩ thuật mình đang làm.
Nên dùng lực để nặn mụn
Có thể đặt các ngón tay gần nhau xung quanh mụn đầu đen và dùng áp lực để đẩy mụn ra ngoài. Trên thực tế, nên đặt ngón tay cách xa nhau để dễ dàng loại bỏ mụn hơn. Khi nặn, hãy liên tục chuyển đổi vị trí của các ngón tay xung quanh mụn để hạn chế dấu vết trên da.
Nên chọn mụn cần loại bỏ
Sai lầm của mọi người là nghĩ nên loại bỏ toàn bộ mụn đầu đen, nhưng điều này là không thể. Chỉ nên chọn những mụn to, rõ ràng, còn mụn nhỏ hãy để sau. Khi mụn còn quá nhỏ, quá non nếu nặn sẽ để lại vết thương, thậm chí có thể gây viêm nhiễm.
Quên chăm sóc mụn sau khi nặn
Đừng quên làm dịu da sau khi chiết mụn. Đắp mặt nạ làm dịu mát lên khu vực này để làm dịu vết thương. Mặt nạ có chứa chiết xuất lô hội, vitamin E và axit hyaluronic là những lựa chọn tốt để giúp mụn nhanh lành và không gặp sự cố không tốt.
Các sản phẩm hữu ích:
- Xà phòng trị mụn đầu đen PELICAN Dot Washy Facial Social
- Kem lột mụn đầu đen Kose Softymo Cleansing Gel 25g
- Kem lột mụn mũi Softymo Supper Clear Gel Kose 20g
- Gel làm sạch mụn đầu đen Pukku Poka Bubble Soda Pack
Nguồn: ThS.BS Tạ Quốc Hưng (Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM)