Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trước các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn như viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp khác. Bổ sung đủ vitamin này góp phần ngăn ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Lượng khuyến nghị hằng ngày là 90 mg vitamin C cho nam giới từ 19 tuổi trở lên, 75 mg đối với phụ nữ, phụ nữ mang thai cần 85 mg, khi cho con bú cần 120 mg. Với người hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc thụ động, lượng khuyến nghị hàng ngày tăng thêm 35 mg.
Ăn trái cây họ cam quýt, ớt, ổi, kiwi, bông cải xanh, cải xoăn, quả mọng cung cấp vitamin C cho cơ thể.
Vitamin D
Bổ sung vitamin D giảm khả năng nhiễm trùng phổi, cải thiện triệu chứng hen suyễn. Loại vitamin này ngăn ngừa COPD, giúp người mắc bệnh cải thiện chất lượng sức khỏe. Lượng vitamin D thấp làm tăng nguy cơ thở khò khè, viêm phế quản, hen suyễn, các vấn đề về hô hấp khác.
Vitamin D được đo bằng đơn vị quốc tế (IU). Liều lượng cần thiết ở mỗi người tùy thuộc vào độ tuổi và nguy cơ thiếu hụt. Người trưởng thành, phụ nữ mang thai, cho con bú cần khoảng 600 IU vitamin D mỗi ngày. Trẻ sơ sinh dưới một tuổi là 400 IU vitamin D mỗi ngày. Người lớn trên 70 tuổi nên nhận được 800 IU mỗi ngày.
Magie
Khoáng chất này chịu trách nhiệm cho hàng trăm quá trình trong cơ thể gồm điều chỉnh chức năng cơ và thần kinh, huyết áp, lượng đường trong máu, hỗ trợ sức khỏe và chức năng của phổi.
Magiê giúp thư giãn cơ trơn phế quản, cải thiện luồng khí cho người mắc bệnh về phổi. Các cơ co lại quá nhiều có thể thu hẹp đường thở.
Người bệnh hen suyễn mạn tính thường có lượng magie thấp. Bổ sung dưỡng chất có thể giúp thư giãn đường thở của người mắc bệnh này. Trung bình, người trưởng thành cần 350-400mg magie mỗi ngày.
Omega-3 là chất béo chống viêm, đem đến nhiều lợi ích cho phổi. Chế độ ăn giàu dưỡng chất này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn, đẩy lùi nguy cơ phát triển bệnh COPD. Bổ sung đủ omega-3 giúp người bệnh kiểm soát hen suyễn tốt, ít phụ thuộc vào thuốc corticosteroid dạng hít.
Lượng omega-3 được khuyến nghị cho người từ 19 tuổi trở lên là 1,6 g đối với nam và 1,1 g đối với nữ. Ngoài thực phẩm bổ sung, có thể bổ sung omega-3 bằng cách ăn cá, hạt lanh, hạt chia và một số loại hạt.
Vitamin A
Vitamin A góp phần ngăn ngừa nhiễm trùng phổi, tham gia vào quá trình sửa chữa tự nhiên của mô phổi. Dùng quá liều vitamin A kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề về gan và xương. Nam giới nên bổ sung 900 mcg, phụ nữ 700 mcg, trẻ em và thanh thiếu niên cần 300-600 mcg dưỡng chất mỗi ngày.
Thực phẩm giàu vitamin A gồm sữa, cá, ngũ cốc tăng cường, cà rốt, bông cải xanh…
Vitamin E
Vitamin E với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm các mô phổi, cải thiện chức năng phổi và một số triệu chứng hen suyễn, COPD.
Mời bạn tham khảo các sản phẩm:
Lê Nguyễn (Theo Health) – Theo Vnexpress