TOP 5 cách dùng tỏi có lợi cho người bệnh tiểu đường

Các hợp chất như allicin, diallyl disulfide trong tỏi có thể giảm kháng insulin. Vitamin B16, C tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, góp phần duy trì lượng đường trong máu. Dưới đây là một số cách sử dụng tỏi có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Trà tỏi:

Nghiền một nhánh tỏi và thêm vào ấm trà, đun sôi trong vài phút. Sau đó, thêm khoảng hai thìa cà phê quế. Để hỗn hợp ngấm trong vài phút trước khi tắt bếp. Trước khi thưởng thức, thêm một thìa mật ong và nửa thìa nước cốt chanh. Hỗn hợp trà tỏi có hương vị quế, chanh, mật ong góp phần tăng cường miễn dịch cho cơ thể, ổn định đường huyết buổi sáng.

Tỏi và mật ong:

Cắt một tép tỏi thành 3-4 miếng và đặt lên một cái thìa. Thêm chút mật ong vào thìa và để yên trong vài phút, nhai và nuốt hỗn hợp này. Có thể nhấp vài ngụm nước ấm nếu mùi vị quá nồng.

Tỏi có lợi cho bệnh tiểu đường. Ảnh: Freepik

Tỏi rang: 

Tỏi nướng có hương vị êm, ngọt hơn mà vẫn giữ được lợi ích. Tỏi nướng nên cắt bỏ phần đầu củ, để lộ các tép, nhúng qua dầu ô liu và bọc nó trong giấy nhôm. Nướng cho đến khi tỏi chuyển sang màu vàng. Mọi người có thể phết tỏi nướng lên bánh mì hoặc trộn vào nước chấm.

Dùng tỏi trong nấu ăn hàng ngày: 

Thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày như rau xào, thịt kho, cà ri hoặc băm nhuyễn để tăng hương vị cho món ăn. Gia vị này khi chín có thể làm giảm tác dụng của allicin. Vì vậy, nên thêm tỏi sống băm nhỏ trước khi ăn.

Dầu tỏi:

Tinh dầu tỏi hoặc dầu ngâm tỏi có thể dùng trộn salad hoặc làm nước sốt.

Trong một số trường hợp, ăn tỏi gây ra một vài vấn đề như ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy. Tỏi cũng có tương tác thuốc, người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh tác dụng phụ.

Xem thêm sản phẩm từ tỏi:

Mời bạn tham khảo các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường:

Anh Chi (Theo Health Shots) – Vnexpress

error: Content is protected !!