Những nguyên nhân nứt gót chân và cách điều trị nứt gót chân hiệu quả

Những nguyên nhân khiến nứt da gót chân

Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da với biểu hiện da chân bong tróc, nứt, ngứa thậm chí là chảy máu. Tình trạng này thường gặp ở người có làn da khô và thường xảy ra hoặc tiến triển nặng khi thời tiết vào mùa hanh khô.

Nứt da gót chân gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là tình trạng đau đớn khi di chuyển, đứng lâu do vết nứt gây ra. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều nguy cơ.

Một vài yếu tố được xác định là nguyên nhân gây ra tình trạng nứt da gót chân:

  • Thiếu vitamin: Tình trạng thiếu hụt một hay nhiều loại vitamin nào đó sẽ khiến làn da của bạn bạn khô hơn và dễ bị bong tróc, nhất là da gót chân thường không được nhiều người quan tâm đến.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể sẽ đè nặng lên đôi chân bởi chân là nơi nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể. Gót chân của người béo phì thừa cân sẽ phải mở rộng hơn để hỗ trợ chức năng nâng đỡ và khiến tình trạng nứt gót chân xảy ra.
  • Đứng quá lâu: Việc này sẽ tăng áp lực lên đôi chân và gót chân, làm vùng da chân căng thẳng và khiến nứt da gót chân.
  • Thói quen tắm rửa sai cách: Tắm nước nóng thường xuyên và sử dụng những loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa sẽ khiến làn da bạn khô và dễ nứt nẻ hơn.
  • Mãn kinh: Phụ nữ mãn kinh có thể mắc phải chứng dày sừng quang hóa khiến da ở chân nứt ra.
  • Chọn giày dép chưa phù hợp: Những đôi giày, dép không thích hợp có thể gây ra tình trạng nứt da gót chân. Hãy lựa chọn những đôi dép mềm mại, kích cỡ thích hợp để bảo vệ đôi chân của bạn.
  • Mắc một số bệnh lý: Tiểu đườngnấm chân, chàm là một số bệnh có thể gây ra tình trạng nứt da gót chân.
Nứt gót chân. Ảnh minh họa.

Nứt gót chân làm sao để hết?

Nứt gót chân không chỉ khiến bạn phải chịu đựng những cơn đau khi đi lại mà tình trạng này còn có thể gây ra hoại tử chân nếu không được điều trị kịp thời. Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nứt gót chân làm sao để hết qua những thông tin sau:

Vệ sinh chân và gót chân

Đây là việc đầu tiên bạn cần phải làm khi tình trạng nứt gót chân xảy ra, điều này sẽ giúp gót chân bạn luôn sạch sẽ và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên bạn nên lưu ý không nên sử dụng xà phòng hay các loại nước tẩy rửa khác để vệ sinh phần gót chân nứt nẻ, điều này sẽ khiến chân bạn khô và tình trạng nứt sẽ nghiêm trọng hơn. Hãy sử dụng nước muối loãng hoặc nước lá chè xanh để rửa và vệ sinh chân và phần gót chân.

Sử dụng thuốc điều trị nứt gót chân

Sau khi vệ sinh xong, để tình trạng nứt da gót chân nhanh chóng hồi phục, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng điều trị nứt gót chân. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm chuyên điều trị nứt gót chân. Nhìn chung các loại kem này đều có tác dụng làm bong tróc da chết, làm mềm và dưỡng ẩm cho gót chân, hiệu quả thường thấy rõ ràng sau 1 tuần sử dụng. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và không nên tự ý dùng các loại thuốc mỡ hay thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bảo vệ đôi chân

Cuối cùng là bạn phải bảo vệ đôi chân bằng cách chọn giày dép êm ái, tránh đi những loại giày dép có đế quá cứng và hạn chế đi chân trần, tránh phần gót chân bị bám bẩn trong thời điểm đang bị nứt.

Bên cạnh việc điều trị nứt da gót chân, việc phòng ngừa tình trạng này xảy ra hoặc tái phát rất quan trọng. Sau đây là những tips nhỏ giúp gót chân bạn luôn hồng hào và mềm mại. Sau một ngày làm việc vất vả, hãy cho chân bạn được nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút, điều này không những giúp chân bạn khử được mùi hôi sau một ngày đi giầy dép mà còn giúp dưỡng ẩm, tẩy da chết ở chân

Một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp đôi chân bạn mạnh khỏe hơn, đặc biệt là nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa kẽm và omega 3.

Hạn chế lạm dụng xà phòng để rửa chân, vì có thể khiến da gót chân khô và dễ nứt nẻ hơn, thay vào đó bạn hãy sử dụng những sản phẩm từ tự nhiên để ngâm chân như gừng, cánh hoa hồng, sả, tinh dầu thảo dược tự nhiên…

Ảnh minh họa. Internet

Mặc dù rửa chân hằng ngày rất tốt nhưng bạn nên hạn chế chà rửa quá kỹ, điều này sẽ làm mỏng lớp da gót chân và khiến chúng dễ bị tổn thương hơn.

Bất kỳ phần da nào trên cơ thể đều cần được nâng niu và chăm sóc, kể cả gót chân cũng vậy. Tuy nhiên nếu đã thực hiện những phương pháp trên mà tình trạng nứt gót chân vẫn xảy ra thì bạn nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân.

Các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc bàn chân hiệu quả:

Nguồn: Internet, Vinmec

error: Content is protected !!