Omega-3 là gì?
Omega-3 là một họ gồm các axit béo đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và có lợi cho sức khỏe, vì cơ thể bạn không thể tự sản xuất ra omega-3, bạn phải bổ sung chúng từ chế độ ăn uống hàng ngày. Ba loại axit quan trọng nhất trong gia đình omega-3 là ALA (axit alpha-linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic). ALA chủ yếu được tìm thấy trong thực vật, trong khi DHA và EPA thường tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và tảo.
Các loại thực phẩm phổ biến có nhiều axit béo omega-3 bao gồm cá béo, dầu cá, hạt lanh, hạt chia, dầu hạt lanh và quả óc chó.
Đối với những người không có thói quen thường xuyên ăn các thực phẩm kể trên nên bổ sung omega-3 từ các nguồn khác, chẳng hạn như dầu cá hoặc dầu tảo.
3 loại axit béo omega-3 chính quan trọng là gì?
Có 3 loại axit béo omega-3 chính là ALA, DHA và EPA.
ALA
Alpha-linolenic acid (ALA) là axit béo omega-3 phổ biến nhất và rất cần bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn. ALA trong cơ thể chủ yếu được chuyển hóa thành năng lượng. Ngoài ra ALA cũng có thể được chuyển đổi thành các dạng hoạt tính sinh học khác của omega-3 là EPA và DHA. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này là không hiệu quả, do đó chỉ một tỷ lệ nhỏ ALA được chuyển đổi thành các dạng hoạt động nêu trên.
ALA được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như hạt lanh, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, hạt chia, quả óc chó, hạt cây gai dầu và đậu nành.
EPA
Axit Eicosapentaenoic (EPA) được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm động vật, chẳng hạn như cá béo và dầu cá. Tuy nhiên, một số vi tảo cũng chứa EPA. EPA đảm nhiệm một số chức năng trong cơ thể con người. Ngoài ra một phần của EPA cũng có thể được chuyển đổi thành DHA.
DHA
Axit docosahexaenoic (DHA) là axit béo omega-3 quan trọng nhất trong cơ thể. DHA là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của vỏ não, võng mạc mắt và nhiều bộ phận cơ thể khác.
Giống như EPA, DHA cũng được tìm thấy nhiều nhất trong các sản phẩm động vật như cá béo và dầu cá. Ngoài ra thịt, trứng và sữa từ động vật ăn cỏ cũng cung cấp một lượng DHA đáng kể.
Do những người ăn chay không hoặc hiếm khi ăn các sản phẩm từ động vật, họ thường thiếu DHA. Vì vậy, những người ăn chay cần bổ sung vi tảo để đảm bảo họ có đủ lượng omega-3 này.
Tỷ lệ omega-6 và omega-3 cân bằng
Axit béo omega-6 cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể bạn tương tự như omega-3. Cả hai loại axit này đều được sử dụng để tạo ra các phân tử có vai trò khác nhau liên quan đến quá trình viêm và đông máu, được gọi là eicosanoids.
Omega-3 đã được chứng minh là có khả năng chống viêm. Ngược lại, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng việc ăn quá nhiều omega-6 sẽ chống lại các tác dụng có lợi này. Vì vậy, duy trì sự cân bằng của hai loại chất béo trong cơ thể này là cách tốt nhất để duy trì một sức khỏe tối ưu. Các chuyên gia đồng ý rằng việc cung cấp đủ omega-3 rất quan trọng vì chúng sẽ giúp cân bằng tỉ lệ omega-3/omega-6. Do đó việc bổ sung omega-3 bằng các thực phẩm chức năng cũng nên được cân nhắc.
Omega 3 mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý ở con người như:
- Ngăn tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch, trị bệnh viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị trầm cảm.
- Huyết áp: Omega 3 có tác dụng hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.
- Ngăn ngừa bệnh đông máu: Bởi Omega 3 giữ các tiểu huyết cầu không kết khối vào nhau, giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh đông máu.
- Giảm mỡ trong gan: Nếu bạn cung cấp đủ lượng Omega 3 mà cơ thể bạn cần sẽ làm giảm lượng mỡ trong gan và chứng viêm với người bị mỡ gan không do bia rượu.
- Phát triển não bộ và cải thiện thị lực: DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ và là thành phần chủ yếu của não bộ, võng mạc mắt.
- Cải thiện các bệnh rối loạn thần kinh, Alzheimer và giúp chống lại bệnh tự miễn, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh lupus, thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và bệnh vảy nến.
- Ngăn ngừa ung thư: Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy những người bổ sung đủ liều lượng Omega 3 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột lên đến 55%.
- Bên cạnh đó, Omega 3 còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tốt cho da, kiểm soát lượng dầu của da, kiểm soát độ ẩm của da, ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông, ngăn ngừa lão hóa da sớm và mụn.
Omega 3 có dùng được hằng ngày không?
Omega 3 được chứng minh với nhiều lợi ích cho sức khỏe và khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể bổ sung hàng ngày nhưng phải đúng với liều lượng, nếu không gặp phải tác dụng phụ của Omega 3. Cụ thể như:
- Hạ huyết áp: Việc dùng Omega 3 quá liều lượng sẽ làm suy giảm huyết áp khiến người bị huyết áp thấp gặp một số vấn đề nghiêm trọng
- Rối loạn tiêu hóa: Tác dụng phụ phổ biến do uống dầu cá omega 3 là rối loạn tiêu hóa và gây khó chịu dạ dày như trào ngược axit dạ dày, buồn nôn.
- Tăng đường huyết: Việc bổ sung Omega 3 quá mức có thể làm tăng lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường.
- Tăng nguy cơ xuất huyết: Chảy máu nướu và chảy máu cam là tác dụng phụ của Omega 3 khi bạn tiêu thụ quá nhiều.
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Việc hấp thụ nhiều Omega 3 có thể làm giảm khả năng đông máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết.
- Omega 3 gây ngộ độc vitamin A: Trong một số loại thực phẩm bổ sung Omega 3 có chứa nhiều vitamin A, nếu tiêu thụ với liều cao có thể gây ngộ độc, chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. Về lâu dài, có thể gây tổn thương gan, suy gan.
- Omega 3 gây mất ngủ ở người có tiền sử trầm cảm: Nếu dùng Omega 3 với liều lượng vừa phải có thể tăng cường chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao có thể khiến bạn mất ngủ và lo lắng ở người có tiền sử trầm cảm.
Liều dùng và bổ sung Omega 3 hợp lý
Liều dùng Omega 3
Việc quan trọng nhất khi bổ sung Omega 3 là tìm hiểu xem nó chứa bao nhiêu EPA và DHA để giúp cơ thể bạn nhận đủ. Vì vậy, tùy thuộc vào lượng EPA và DHA trong một liều, tuy nhiên, nên bổ sung tối thiểu 250mg và tối đa 3000mg EPA và DHA kết hợp mỗi ngày. Liều dùng Omega 3 được khuyến cáo như sau:
- Đối với người khỏe mạnh: Vì khẩu phần ăn hàng ngày cũng đã nhận được một lượng DHA vừa đủ, vì vậy chỉ cần uống 1 viên/ngày.
- Từ 6 – 8 tuổi: Nên bổ sung từ 900 mg Omega 3 mỗi ngày.
- Từ 9 – 13 tuổi: Bé gái nên dùng 1.000 mg/ngày và bé trai nên dùng 1.200 mg/ngày.
- Từ 14 – 18 tuổi, bé gái cần 1.100 mg/ngày, bé trai cần đảm bảo 1.600 mg/ngày.
- Độ tuổi trưởng thành (trên 16 tuổi): Phụ nữ cần 1.100 mg/ngày, nam giới cần 1.600 mg/ngày; Phụ nữ mang thai 1.400 mg/ngày và phụ nữ cho con bú cần 1.300 mg/ngày.
- Độ tuổi trung tiên và người già: Người trung niên, người già có sức khỏe bình thường nên dùng 1.100 mg/ngày;
- Người bệnh tim mạch cần ít nhất 1.000 mg/ngày.
- Người bị tiểu đường, huyết áp cao nên bổ sung 2.000 mg/ngày.
Bổ sung Omega 3 hợp lý
Omega 3 là một trong những loại thực phẩm chức năng rất cần thiết mà bạn nên bổ sung cho cơ thể. Tuy nhiên, cần bổ sung hợp lý để đạt hiệu quả tốt, tránh tác dụng phụ của Omega 3. Việc bổ sung Omega 3 hợp lý như sau:
- Uống Omega 3 vào buổi sáng để cơ thể hấp thu hiệu quả nhất. Nên uống Omega 3 vào sau mỗi bữa ăn vì Omega 3 được hấp thụ tối đa sau bữa ăn có chứa chất béo. Bạn cũng có thể lựa chọn thời điểm nào thuận tiện nhưng cần ý sử dụng thói quen uống Omega-3 đúng giờ để đạt được hiệu quả tối ưu.
- Việc điều chỉnh thời gian bổ sung Omega 3 có thể giúp ngăn ngừa một số tác dụng phụ như trào ngược axit dạ dày. Vì vậy, bạn nên uống Omega 3 thành hai liều nhỏ hơn và uống vào buổi sáng và buổi tối là một chiến lược tốt giúp ngăn ngừa chứng trào ngược axit dạ dày và chứng khó tiêu.
- Mặc dù sau 14 giờ, việc hấp thu dầu cá bị giảm dần, nhưng nó lại hữu ích với người bị mất ngủ vì nồng độ Omega 3 cao trong máu sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
Các nguồn thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 có nhiều trong các loại cá bao gồm:
- Cá cơm
- Cá trích
- Cá thu
- Cá hồi
- Cá mòi
- Cá tầm
- Hồ cá hồi
- Cá ngừ
Nguồn thực phẩm giàu ALA bao gồm:
- Quả óc chó
- Dầu hạt lanh và hạt lanh
- Dầu canola
- Dầu đậu nành
- Hạt chia
Bổ sung axit béo omega bằng thực phẩm chức năng
Nếu bạn không ăn có thói quen ăn cá hoặc các nguồn thực phẩm khác giàu omega-3, hãy cân nhắc việc bổ sung bằng các thực phẩm chức năng. Cả hai cách bổ sung trên đều rẻ và khá hiệu quả.
Để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng omega cần thiết bạn nên cân nhắc bổ sung hai loại là dầu cá và dầu tảo. Dầu cá có cả EPA và DHA, trong khi đó dầu tảo chỉ chứa DHA. Chúng đều là lựa chọn tốt cho những người không ăn cá. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn cần trao đổi với Bác sĩ của mình nếu bạn đang trong quá trình điều trị một vấn đề nào đó về sức khỏe, hoặc có một bệnh mãn tính nào đó trước khi bạn quyết định bổ sung Omega-3.
Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com, Vinmec