Vì sao bị say xe?
Một số biểu hiện khi bị say tàu xe bao gồm: Buồn nôn, nôn ói; Người lạnh toát, vã mồ hôi.
Hiểu 1 cách đơn giản, trong cùng 1 lúc, 3 hệ thống giúp giữ thăng bằng cho cơ thể gửi thông tin về não bị mâu thuẫn nhau. Hệ thống tiền đình, thị giác cho biết não đang chuyển động, đổi hướng hoặc tăng/ giảm tốc, trong khi hệ thống cảm giác sâu lại gửi tín hiệu về não là đang ngồi yên. Điều này khiến cho não bộ bị “lẫn lộn” khi nhận thông tin nên phản ứng sai, từ đó gây ra tình trạng say xe buồn nôn, mệt, vã mồ hôi…
Say tàu xe không phải là bệnh, với thắc mắc “ai dễ bị say xe?”, Bác sĩ Chuyên khoa I Đào Duy Khoa cho biết: Phụ nữ là đối tượng dễ bị say xe nôn hơn nam giới, đặc biệt là khi mang thai và có kinh nguyệt. Ngoài ra, trẻ em từ 2-12 tuổi cũng rất dễ bị say tàu xe. Những người từ 50 tuổi trở lên rất ít say xe.
Riêng những người lái xe sẽ không bị say xe bởi: Luôn nhìn về phía xa, giảm bớt thông tin về chuyển động của thị giác. Họ là những người trực tiếp phản ứng với chuyển động nên giảm mức độ mâu thuẫn của 3 hệ thống giữ thăng bằng trong cơ thể.
Say xe là hiện tượng khá phổ biến, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể chất của từng cá nhân. Những người ít đi xe, trẻ em từ 2 -12 tuổi, phụ nữ là những đối tượng dễ bị say xe. Người say thường có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, đứng không vững, mệt mỏi, buồn nôn. Bởi vậy, những người có tiền sử say xe rất sợ phải đối mặt với những chuyến đi dù ngắn hay dài.
Bí quyết chống say xe hiệu quả
Uống thuốc chống say, chống nôn: Trước khi lên xe 10 – 15 phút, uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ em tùy theo lứa tuổi phải có chỉ định của bác sĩ.
Chọn chỗ ngồi phía trước: Khi lên xe, cần nên chủ động chỗ ngồi ở phía trước và gần cửa sổ, nhớ mở cửa sổ cho thoáng. Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách để giảm say xe.
Tránh ăn quá no: Trước khi lên ô tô, không nên ăn quá nhiều, nhất là đồ dầu mỡ, nhiều chất béo, đặc biệt, phải tránh xa bia rượu. Tuy nhiên, cũng không nên khởi hành với cái dạ dày trống không. Điều đó sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và càng có nguy cơ trở thành nạn nhân của triệu chứng say xe.
Gừng tươi: Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.
Vỏ quýt: Tinh dầu vỏ quýt và gừng tươi phòng tránh say xe rất hiệu quả. Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy. Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.
Dầu gió: Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.
Dấm ăn: Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha chút dấm (không nên uống khi đói) như thế cũng có thể phòng chống được say xe.
Ấn huyệt nội quan: Day bấm huyệt nội quan có thể chống say xe, Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay.
Trên thực tế, những người bị say xe có thể áp dụng những mẹo chữa say xe như:
- Nếu lái xe êm, tốc độ đều thì người ngồi sau sẽ ít bị say xe hơn.
- Vị trí ngồi cũng đóng vai trò rất quan trọng, những người ngồi ở gần cửa sổ sẽ ít bị say xe hơn ngồi ở giữa.
- Khi ở trên xe, nên nằm hơi tựa đầu ra phía sau, hướng mắt nhìn ra xa về phía trước;
- Hạn chế đọc sách hay xem các thiết bị điện tử khi ở trên xe;
- Uống rượu hay hút thuốc lá trên xe cũng sẽ dễ bị say xe hơn, do vậy cần tránh điều này;
- Ở một số người, có thể áp dụng mẹo chữa say xe bằng mùi tinh dầu;
- Ngoài ra, khi dùng giả dược cũng giúp cơ thể trở nên dễ chịu hơn, nhờ đó mà giảm khả năng say xe lên đến 48-50%.
- Mẹo chữa say xe nữa là nên ngồi gần cửa sổ và mở cửa sổ xe.
- Cũng có thể sử dụng thuốc chống say xe, để đạt được hiệu quả thì nên uống trước khi lên xe từ 30 phút – 1 giờ;
Có rất nhiều mẹo chữa say xe nhưng tùy theo cơ địa, cảm nhận của từng người để chọn cho mình phương pháp chống say xe hợp lý nhất.
(Theo Sức khỏe Đời sống) Bác sĩ Cẩm Tú, Vinmec