TOP 5 lợi ích của tỏi đối với sức khỏe

Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Allium, có liên quan chặt chẽ với hành tây, hẹ tây và tỏi tây. Đây là nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn, có mùi vị, hương vị thơm ngon. Các nhà khoa học cho biết, hầu hết các lợi ích sức khỏe của tỏi do các hợp chất lưu huỳnh được hình thành khi một tép tỏi băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai. Hợp chất được biết đến nhiều nhất là allicin. Các hợp chất có thể đóng một vai trò trong lợi ích sức khỏe của tỏi bao gồm: diallyl disulfide và s-allyl cysteine, theo Healthline.

Tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch

Một nhánh tỏi (3 gam) tỏi sống chứa: 2% mangan giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV); 2% vitamin B6 (DV), chứa viatmin C, chất xơ, selen. Tỏi chứa gam protein, carbs, có thể giúp chống lại bệnh tật, bao gồm cả cảm lạnh thông thường.

Một nghiên cứu lớn kéo dài 12 tuần cho thấy, bổ sung tỏi hàng ngày làm giảm 63% số ca cảm lạnh so với giả dược. Thời gian trung bình của các triệu chứng cảm lạnh cũng giảm 70%, từ 5 ngày ở nhóm dùng giả dược xuống chỉ còn 1,5 ngày ở nhóm dùng tỏi.

Bổ sung tỏi có thể giúp ngăn ngừa, giảm mức độ nghiêm trọng của các bệnh như cúm, cảm lạnh thông thường.

Làm giảm huyết áp

Các bệnh tim mạch như: đau tim, đột quỵ là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong hơn hầu hết các bệnh lý khác. Huyết áp cao là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến các bệnh này.

Các nghiên cứu trên người phát hiện ra, các hợp chất trong tỏi có tác động đáng kể đến việc giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Liều lượng bổ sung cao để có tác dụng mong muốn, lượng cần thiết tương đương với khoảng bốn tép tỏi mỗi ngày.

Tỏi có các dưỡng chất góp phần tăng cường miễn dịch, điều chỉnh huyết áp cân bằng, Ảnh: Healthline

Cải thiện mức cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và LDL – cholesterol. Đối với những người có cholesterol cao, bổ sung tỏi dường như làm giảm LDL – cholesterol khoảng 10-15%. Các nhà nghiên cứu xem xét cụ thể cholesterol LDL – cholesterol (xấu) và HDL – cholesterol (tốt), tỏi dường như làm giảm LDL – cholesterol nhưng không có tác dụng đối với HDL – cholesterol.

Mức chất béo trung tính cao là một yếu tố nguy cơ khác được biết đến của bệnh tim, nhưng tỏi dường như không có tác động đáng kể đến mức chất béo trung tính.

Giải độc kim loại nặng

Ở liều lượng cao, các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi được chứng minh là có khả năng bảo vệ chống lại các tổn thương cơ quan do nhiễm độc kim loại nặng. Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở các nhân viên tại một nhà máy sản xuất ắc quy ô tô (những người tiếp xúc quá nhiều với chì) cho thấy rằng, tỏi làm giảm lượng chì trong máu tới 19%. Nó cũng làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng của nhiễm độc, bao gồm đau đầu và huyết áp.

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ

Tổn thương oxy hóa từ các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa. Tỏi có chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ các cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của quá trình oxy hóa. Bổ sung tỏi làm tăng các enzym chống oxy hóa ở người, giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa ở những người bị huyết áp cao. Các tác động kết hợp trong việc giảm cholesterol, huyết áp, cũng như các đặc tính chống oxy hóa, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh não phổ biến như bệnh Alzheimer, chứng sa sút trí tuệ.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, tỏi có một số nhược điểm, chẳng hạn như hôi miệng, nhiều người bị dị ứng với tỏi. Nếu bạn bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi tăng lượng tỏi.

Tỏi dễ dàng để thêm vào chế độ ăn uống, có thể sử dụng nó trong các món mặn, súp, nước sốt, nước xốt…

Lê Nguyễn – Vnexpress

error: Content is protected !!