Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.
Vậy đừng bỏ qua thông tin về bệnh tiểu đường nên ăn gì? Những thực phẩm dành cho người tiểu đường dưới đây nhé!
Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn những gì?
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:
- Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
- Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa. Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…
Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn những gì?
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.
- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường là gì?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
- Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
- Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Dưới đây là TOP 15 loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường
1/ Cá béo
Những loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá cơm, cá thu và cá mòi đều là nguồn cung cấp axit béo omega-3 DHA và EPA hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm viêm và giảm thiểu tối đa các yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch và đột quỵ.
Đặc biệt, nhóm cá béo còn là nguồn cung cấp hàm lượng protein tuyệt vời, giúp cơ thể cảm thấy no hơn và góp phần điều chỉnh được lượng đường trong máu, nhất là có lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Hàm lượng protein được khuyến nghị dùng mỗi ngày là khoảng 0.8gr protein trên mỗi trọng lượng cơ thể đối với nam giới khỏe mạnh và khoảng 1 – 1.5gr trên mỗi trọng lượng cơ thể đối với người lớn tuổi, để có thể cải thiện, kiểm soát đường huyết và khối lượng cơ.
Trong một cuộc nghiên cứu diễn ra trên 68 người trưởng thành béo phì và bị thừa cân cho thấy: nhóm người tiêu thụ cá béo đã giảm lượng đường trong máu đáng kể sau bữa ăn so với nhóm người tiêu thụ các loại cá nạc thông thường.
2/ Rau xanh
Các loại rau xanh được biết đến là nhóm thực phẩm giàu vitamin C, các chất khoáng và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe tim và mắt. Không những thế, rau xanh thường chứa các loại carbohydrates mà cơ thể dễ hấp thụ nên chúng sẽ không tác động đáng kể đến hàm lượng đường có trong máu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy: Những người tiểu đường có hàm lượng vitamin C thấp hơn so với những người bình thường. Do đó, các bệnh nhân này thường cần có nhu cầu tiêu thụ nhiều vitamin C để cải thiện tình trạng sức khỏe, vì vitamin C hoạt động như chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm và tổn thương tế bào.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa nổi bật như lutein và zeaxanthin có trong rau xanh còn có ích trong việc bảo vệ sức khỏe đôi mắt, tránh khỏi bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể – là hai loại bệnh phổ biến ở những người bệnh tiểu đường.
3/ Quả bơ
Quả bơ cũng là thực phẩm có nhiều đặc tính phòng ngừa và tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Vì mỗi quả bơ thường chứa ít hơn 1gr đường, đồng thời ít hàm lượng carbohydrate, nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh, nên nó sẽ không làm tăng lượng đường đáng kể trong máu.
Hơn nữa, chế độ ăn uống chứa bơ cũng liên quan đến việc làm giảm tổng thể trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể BMI, phòng được bệnh béo phì gây ảnh hưởng đến việc phát triển bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột vào năm 2019 cho thấy phân tử chất béo avocatin B (AvoB) trong quả bơ có thể ức chế được quá trình oxy hóa không hoàn toàn diễn ra trong cơ xương và tuyến tụy, làm giảm sự kháng insulin có liên quan đến bệnh tiểu đường.
4/ Trứng
Trứng không chỉ là thực phẩm mang lại cảm giác no lâu, giúp bạn ngon miệng trong bữa ăn, mà còn trở thành thực phẩm làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, vì có thể làm giảm chứng viêm, cải thiện độ nhạy của insulin, tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt, góp phần thay đổi kích thước và hình dạng của cholesterol LDL xấu.
Đồng thời, trứng còn giúp cơ thể kiểm soát được lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị đột quỵ và bảo vệ mắt chống lại một số bệnh liên quan về mắt (như nhờ hợp chất lutein và zeaxanthin chống thoái hóa điểm vàng).
5/ Hạt chia
Nhờ chứa nhiều chất xơ và hàm lượng carbs tiêu hóa thấp, hạt chia cũng nằm trong danh sách thực phẩm tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Thực tế cho thấy mỗi khẩu phần (28gr) hạt chia thì chứa khoảng 11gr chất xơ, không làm tăng hàm lượng đường trong máu vì có tác dụng làm chậm tốc độ di chuyển thức ăn qua đường ruột cũng như làm giảm quá trình hấp thụ đường vào trong cơ thể.
Nói một cách khác, chất xơ sẽ làm giảm cảm giác đói bụng và khiến cho cơ thể không tiêu thụ được thêm các thực phẩm khác, nhờ đó kiểm soát được hàm lượng đường hấp thụ vào cơ thể, phù hợp cho những người đang bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hạt chia cũng có tác dụng giảm viêm trong cơ thể.
6/ Các loại đậu
Hầu hết các loại đậu đều có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp và rất giàu chất dinh dưỡng, là một trong những thực phẩm lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường. Chẳng hạn, hạt đậu rất giàu hàm lượng vitamin B, nhiều chất khoáng có lợi (nhất là kali, magie và canxi) và chất xơ.
Vì thế, đậu có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
7/ Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp có khả năng kiểm soát hàm lượng đường trong máu, một phần là do đặc tính lợi khuẩn của sữa chua làm giảm đường huyết và kháng insulin, nhờ đó góp phần làm giảm các yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu được thực hiện nhiều năm diễn ra trên 100.000 tình nguyện viên, đã phát hiện khi dùng một khẩu phần ăn sữa chua mỗi ngày đều có liên quan đến việc giảm 18% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Thậm chí, việc ăn sữa chua còn có thể giảm cân nhờ giàu hàm lượng canxi, protein và chất béo axit linolic liên hợp (CLA) giúp kiểm soát sự thèm ăn, từ đó cải thiện được tình trạng sức khỏe ở những người mắc bệnh tiểu đường.
8/ Quả hạch
Các loại quả hạch đều trở thành thực phẩm bổ sung lành mạnh trong chế độ ăn uống của người tiểu đường, vì giàu chất xơ, ít carbs và hầu như carb đều dễ tiêu hóa, nên có thể làm giảm lượng đường trong máu cùng với hàm lượng cholesterol LDL xấu.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chia sẻ một số loại quả hạch chứa hàm lượng carbs dễ tiêu hóa như hạnh nhân (2.6gr), quả hạch Brazil (1.4gr), hạt điều (7.7gr), hạt phỉ (2gr), hồ đào (1.2gr), hạt dẻ cười (5gr) và quả óc chó (2gr) trên mỗi khẩu phần 28gr.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng: việc tiêu thụ thường xuyên các loại quả hạch có thể làm giảm viêm, giảm nồng độ HbA1c và giảm cholesterol LDL xấu đều liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của người tiểu đường.
9/ Bông cải xanh
Hàm lượng chất dinh dưỡng của bông cải xanh rất dồi dào, nhất là chứa nhiều hợp chất thực vật lành mạnh giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều loại bệnh tật khác nhau. Cụ thể, một nửa chén bông cải xanh được nấu chín chứa khoảng 3gr carbs và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như magie và vitamin C.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh thêm: việc ăn bông cải xanh có thể làm giảm lượng mức insulin và bảo vệ cơ thể chống lại sự tổn thương tế bào, đồng thời kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu ở những người tiểu đường như nhờ hợp chất sulforaphane chứa phổ biến trong các loại rau cải.
10/ Dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu chứa nhiều axit oleic, là một loại chất béo không bão hòa đơn có tác dụng cải thiện trong việc kiểm soát đường huyết, giảm hàm lượng cholesterol triglyceride và có đặc tính chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, axit oleic cũng có thể kích thích hormone GLP-1, giảm huyết áp và giảm viêm, bảo vệ các tế bào lót trong mạch máu nên có thể ức chế sự gây hại của cholesterol LDL xấu trong cơ thể, tác động tích cực đến bệnh tiểu đường.
11/ Hạt lanh
Hạt lanh giàu chất béo omega-3 có lợi cho tim và chất xơ không hòa tan có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời cải thiện được hàm lượng đường trong máu. Đây là kết quả phân tích từ 25 cuộc thí nghiệm, họ cho rằng việc bổ sung chế độ ăn hạt lanh và giảm lượng đường trong máu có mối liên hệ đáng kể.
Ngoài ra, hạt lanh còn có tác dụng giảm huyết áp ở những người có lịch sử bị bệnh tiểu đường và nhờ giàu chất xơ nên có thể cải thiện được độ nhạy của insulin.
12/ Giấm táo
Giấm táo có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe, như khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa. Theo kết quả phân tích từ 6 cuộc nghiên cứu, gồm 317 bệnh nhân tiểu đường loại 2, cho thấy giấm táo có tác dụng tích cực đến hàm lượng đường trong máu và nồng độ HbA1c.
Hơn nữa, nó có thể giảm đi phản ứng lượng đường trong máu đến 20% khi được tiêu thụ cùng với các thực phẩm có chứa carbs.
13/ Dâu tây
Dâu tây có đặc tính chống viêm mạnh, chứa hàm lượng đường ít và có thể cải thiện tình trạng kháng insulin.
Chẳng hạn, dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanins – sắc tố đỏ, đã được chứng minh có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol và insulin sau bữa ăn. Không những thế, hợp chất này còn cải thiện được hàm lượng đường trong máu và làm giảm các yếu tố nguy cơ đến bệnh tim của những người đang mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, dâu tây cũng chứa hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa, có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, nhất là hữu ích cho những người đang có hàm lượng đường trong máu cao.
14/ Tỏi
Tuy sở hữu kích thước nhỏ nhưng tỏi lại mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, như có thể làm giảm lượng đường trong máu, giảm viêm, huyết áp và hàm lượng cholesterol LDL xấu ở những người tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi là một trong những thực phẩm lành mạnh, có ích cho người mắc bệnh tiểu đường dù sử dụng với số lượng như thế nào trong chế độ ăn uống.
15/ Các loại bí
Các loại bí cũng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, ít calo và thường có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp như bí đỏ, bí xanh và kể cả hạt sồi, hạt bơ và hạt bí ngô.
Ngoài ra, bí thường chứa ít đường hơn khoai lang nên nó được xem là nhóm thực phẩm tuyệt vời có thể thay thế và giúp cơ thể kiểm soát được hàm lượng đường trong máu tối ưu. Thậm chí trong một nghiên cứu nhỏ, người ta phát hiện bí đỏ có khả năng làm giảm lượng đường trong máu nhanh chóng và tác động tích cực đến người tiểu đường đang mắc bệnh nặng.
Với những chia sẻ phía trên, Mình hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì? Những thực phẩm cho người tiểu đường như thế nào.
Tổng hợp