Người bệnh cần đặc biệt lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng để phòng tránh, ngăn ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Có thể hữu ích cho bạn: Viên uống hỗ trợ điều trị bệnh Gout Anserine Minami Nhật Bản
1/ Bia
Theo các chuyên gia uống bia sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu và còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này qua đường tiết niệu. Bên cạnh đó việc uống bia còn làm tăng gấp đôi nguy cơ cơn gout bùng phát đối với những người dễ mắc bệnh gout.
2/ Gan
Nếu mắc bệnh gout thì các thực phẩm như pate hay các món ăn được chế biến từ gan cần nên tránh vì chúng chứa nhiều purine. Ngoài ra bạn cũng nên tránh các món ăn từ nội tạng như: tim, thận, lòng… Nếu muốn ăn pate thì có thể thử công thức pate chay làm từ nấm và quả óc chó rất ngon lại còn tốt cho sức khỏe.
3/ Nước giải khát
Đường fructose có trong nước ngọt khi vào cơ thể sẽ bị phân hủy và tạo thành purine. Các nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh gout cao đến 85% so với người uống ít hoặc không uống.
4/ Thịt đỏ và thực phẩm giàu đạm
Thịt đỏ chứa hàm lượng purine rất cao, thường trên 150mg/100g. Trong khi đó người mắc bệnh gout chỉ được dùng tối đa 135-150mg purine/ngày. Một số loại thịt giàu đạm phải kể đến như: thịt bò, thịt lơn, thịt chó, thịt cừu…Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò và thịt lợn nhưng cần nấu chín và hạn chế ăn thì sẽ tốt hơn.
5/ Hải sản
Hải sản là một trong những loại thực phẩm chưa nhiều purine. Khi ăn sẽ chuyển hóa thành các axit uric trong máu và gia tăng các tinh thể muối urat khiến bệnh gout càng thêm trầm trọng hơn.
Đặc biệt các loại cá biển như: cá thu, cá mòi, cá trích… bệnh nhân không nên sử dụng. Thay vào đó có thể ăn các loại cá đồng vì chúng chứa ít purine hơn.
6/ Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải các chất của cơ thể và còn khiến cho axit uric lắng đọng lại gây ảnh hưởng đến bệnh. Không chỉ vậy mà những nguy cơ tăng cân, béo phì và không tốt cho sự hấp thụ của cơ thể.
Tổng hợp