Để tiết kiệm tiền, nhiều người đã tìm ra các công dụng khác của nguyên liệu tự nhiên, sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da… Tuy nhiên, những thủ thuật đó có thể không đem lại hiệu quả, đồng thời khiến da gặp nhiều vấn đề hơn.
Beautynesia đã liệt kê những mẹo gây nguy hiểm với da.
Trị mụn bằng tỏi, chanh hoặc cà chua
Tỏi có khả năng kháng khuẩn, nấm, virus và sát trùng từ allicin, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Nó cũng giúp giảm sưng và viêm, cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, tỏi chứa các vitamin và khoáng chất như vitamin C, B6, đồng, kẽm… có tác dụng chống lại mụn trứng cá.
Tuy nhiên, tỏi có thể gây ra các phản ứng bất lợi nếu được sử dụng trực tiếp trên da. Các triệu chứng đó bao gồm viêm da, phát ban, mẩn đỏ, gây bỏng rát dữ dội và có khả năng để lại vết bỏng…
Cà chua cũng là một nguồn tốt để loại bỏ mụn trứng cá. Vitamin A, C, K và các đặc tính có tính axit của cà chua giúp làm giảm và sạch mụn trên da mặt. Với nồng độ axit và pH cao, cà chua có thể gây kích ứng, dị ứng, nổi mụn nhiều hơn.
Nếu vẫn muốn sử dụng cà chua, hãy thử thoa nó lên khu vực da không có mụn để kiểm tra khả năng kích ứng. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc đến liều lượng và các cách điều trị mụn khác của cà chua.
Với khả năng chống oxy hóa cùng hàm lượng vitamin C, chanh mang đến nhiều lợi ích làm đẹp như điều trị mụn, kháng khuẩn, tăng collagen…
Đồng thời, tính axit cũng là nhược điểm của loại quả này, khiến da gặp nhiều tình trạng như kích ứng, cháy nắng, bạch biến… Sử dụng chanh trực tiếp trên da là cách chăm sóc da chứa nhiều rủi ro. Nó có thể nặng hơn nếu bạn có da nhạy cảm hoặc phơi nắng sau khi thoa chanh.
Kem đánh răng trị mụn, sẹo
Kem đánh răng có chứa các thành phần làm cho mụn khô và mờ sẹo nhanh chóng. Tính chất kháng khuẩn của kem đánh răng có thể hữu ích trong việc chống lại mụn. Song nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến làn da.
Bác sĩ da liễu Mona Gohara cho biết kem đánh răng có thể là chất gây kích ứng cực độ. Hầu hết công thức đều chứa các thành phần như tinh dầu bạc hà, baking soda và hydrogen peroxide… có nguy cơ gây kích ứng hàng rào bảo vệ da.
Hầu hết kem đánh răng cũng chứa chất tẩy trắng có thể gây phản ứng bỏng rát trên mặt. Chất tẩy rửa mạnh dành cho răng có thể phá vỡ sự cân bằng độ pH của làn da, dẫn đến các tình trạng như mẩn đỏ, chàm, làm mụn thêm trầm trọng…
Thay vì bôi kem đánh răng, bạn nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho việc trị mụn.
Các sản phẩm trị mụn gợi ý cho bạn:
- Kem trị mụn Dalacin T Gel 1% Sato Nhật Bản
- Kem trị mụn Pair Acne W Cream 24g
- Lotion Meishoku Bigansui Medicated Skin trị mụn 80ml
- Serum Vitamin C Melano CC Rohto (Tinh chất trị nám mụn tàn nhang)
Dùng xịt tóc làm xịt khóa trang điểm
Các chuyên gia cho rằng loại keo xịt tóc được sử dụng như một loại xịt cố định make up rất nguy hiểm.
Xịt dưỡng tóc chứa nhiều cồn có thể khiến tóc khô cứng ngay lập tức. Điều này có thể làm cho da mặt rất khô, gây ra mụn trứng cá và các phản ứng dị ứng bất thường. Keo xịt tóc có rất nhiều hóa chất và chất độc không an toàn để sử dụng trên da.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng xịt khoáng và kem lót trang điểm để đảm bảo lớp trang điểm lâu trôi.
Dùng chất khử mùi làm primer
Chất khử mùi có chứa nhôm để ngăn vi khuẩn tạo mùi khó chịu. Ở một số người, sản phẩm này có thể không phù hợp, gây kích ứng.
Vài năm trước, một thợ trang điểm từng chia sẻ mẹo làm đẹp dùng chất khử mùi làm primer. Cách làm này giúp cho da hạn chế tiết dầu, phá hỏng lớp trang điểm.
Tuy nhiên, chất khử mùi không được sản xuất theo công thức dành cho mặt. Nó chứa magie, paraben có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và theo thời gian, thậm chí gây ra mụn trứng cá.
Dùng lòng trắng trứng loại bỏ mụn đầu đen
Trang Beautiful Hamesha liệt kê ra 10 cách dùng lòng trắng trứng như một thành phần trong công thức lột mụn đầu đen. Nó được sử dụng nhờ vào đặc tính làm se, là nguồn protein tuyệt vời…
Thực tế, trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella. Trong trường hợp lòng trắng trứng được sử dụng làm mặt nạ loại bỏ mụn đầu đen, những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào da qua lỗ chân lông hở, gây nhiễm trùng da.
Nếu vẫn muốn thử đắp mặt bằng lòng trắng, hãy sử dụng trứng hữu cơ, đã được tiệt trùng.
Theo Zing